Với tinh thần học hỏi và chia sẽ những tri thức hạn hẹp về Thiền tông, xin được giới thiệu cùng các bạn tác phẩm "Tiếng sáo thép" ghi lại 100 công án Thiền do ngài Thiên Khi Như Huyễn dịch Anh và bình đã được Đổ Đình Đồng Việt dịch.
Lời Người Dịch
Từ khi Thiền sư Phật Quả Viên Ngộ (1063¬-1135) bình và tụng100 tắc trong Tuyết Đậu Tụng Cổ của Tuyết Đậu Trùng Hiển (908-¬1052), Bích Nham Lục thành hình và lưu hành rộng rãi trong giới học Thiền xưa cũng như nay. Bích Nham Lục đã có lần là trở ngại lớn cho người tham thiền và cũng trải qua trở ngại lớn. Trở ngại lớn vì văn chương trác việt, ý đạo thâm huyền, người học khó thấy lối thoát ra chỉ vì bám vào chữ và nghĩa. Thấy rõ cái nguy đó, Đại Huệ Tông Cảo (1069-¬1163), người thừa kế Pháp của Phật Quả Viên Ngộ, đã thu góp hầu hết các bản in lưu hành thời bấy giờ, chất thành đống trước cửa chùa, cho một mồi lửa đốt sạch, khiến sách hầu như thất truyền trong một thời gian, nên gọi là trải qua trở ngại lớn.
Từ khi Thiền sư Phật Quả Viên Ngộ (1063¬-1135) bình và tụng100 tắc trong Tuyết Đậu Tụng Cổ của Tuyết Đậu Trùng Hiển (908-¬1052), Bích Nham Lục thành hình và lưu hành rộng rãi trong giới học Thiền xưa cũng như nay. Bích Nham Lục đã có lần là trở ngại lớn cho người tham thiền và cũng trải qua trở ngại lớn. Trở ngại lớn vì văn chương trác việt, ý đạo thâm huyền, người học khó thấy lối thoát ra chỉ vì bám vào chữ và nghĩa. Thấy rõ cái nguy đó, Đại Huệ Tông Cảo (1069-¬1163), người thừa kế Pháp của Phật Quả Viên Ngộ, đã thu góp hầu hết các bản in lưu hành thời bấy giờ, chất thành đống trước cửa chùa, cho một mồi lửa đốt sạch, khiến sách hầu như thất truyền trong một thời gian, nên gọi là trải qua trở ngại lớn.