..."Thuở
ban sơ, Thiền tông chỉ có độc gia ngữ lục nên sách chuyên về công án
không có. Dần dần ngữ lục ra đời ngày càng nhiều nên mới có các loại
sách chuyên vựng tập công án, trong đó nổi tiếng nhất là Bích nham lục,
Thung dung lục, Vô môn quan, Cảnh Đức truyền đăng lục, Nhân thiên nhãn
mục, Chỉ nguyệt lục, Tục Chỉ nguyệt lục v.v... Trong công án phần nhiều
có một chữ hay một câu nói ngắn nêu ra để cho người học tham cứu gọi là
“Thoại đầu”, như hỏi: “Con chó có Phật tính không?”, đáp: “Không”, thì
mẩu đối thoại này gọi là công án, mà chữ “Không” là một thoại đầu (Vấn
“Cẩu tử hữu Phật tính dã vô?”. Đáp “Vô”).
Nếu khi tham thiền mà nhằm công án hạ công phu thì gọi là “Tham thoại đầu”.
Riêng công án mà sư gia dùng ngôn ngữ để khai thị học nhân thì gọi là “Thoại đầu công án”.
Theo lý thuyết mà nói thì người ta không thể dùng luận lý (la tập) để suy đoán hoặc dùng kiến thức để giải thích ý nghĩa công án vì tinh thần Thiền tông vượt qua khỏi ý nghĩa của từ ngữ hoặc sự suy lường của thế trí. Do đó mà sư gia thường sử dụng tính cách “Không thể dùng luận lý” để giúp họ thể chứng chân tánh.
Theo lý thuyết mà nói thì người ta không thể dùng luận lý (la tập) để suy đoán hoặc dùng kiến thức để giải thích ý nghĩa công án vì tinh thần Thiền tông vượt qua khỏi ý nghĩa của từ ngữ hoặc sự suy lường của thế trí. Do đó mà sư gia thường sử dụng tính cách “Không thể dùng luận lý” để giúp họ thể chứng chân tánh.