Vân Cư là Thiền sư Trung Hoa thuộc phái Tào Động, có nhiều đệ tử. Một ông tăng từ nước Tân La đến nói với sư, “Con đã thấy ra cái gì đó ở bên trong mà không thể nói được.” Vân Cư hỏi, “Tại sao vậy? Chẳng có gì khó cả.” Ông tăng đáp, “Vậy thì hòa thượng phải nói giùm con đi.” Vân Cư nói, “Tân la! Tân la!” và kết thúc cuộc đối thoại. Sau đó, một Thiền sư thuộc phái Hoàng Long phê bình câu chuyện, “Vân Cư chẳng hiểu được ông tăng gì cả. Giữa họ có cái biển lớn, dù cho họ cùng sống trong một ngôi chùa.”
Như Huyễn: Vân Cư sống ở phía nam Trung hoa vào những năm sau của thế kỷ thứ chín sau Tây lịch. Ông tăng Triều tiên ấy đã vượt Hoàng hải và có lẽ cả Biển Đông Trung Hoa nữa để đến với Vân Cư. Nhiệt tâm của ông tăng này đã vượt đa số các ông tăng hành cước. Tôi có thể hình dung ra ông tăng ngày đêm ngồi thiền. Cho đến cuối cùng, ông ta đã vào chánh định và khám phá ra chân ngã của mình tựa như chợt tỉnh cơn mộng. Ngôn ngữ nhân gian không lời tả được ông đã được cái gì.
Thích Tông Diễn đã có lần nói, “Thiền định chẳng phải là chuyện khó làm. Nó là con đường đưa ông về quê hương đã mất tích từ lâu.” Vân Cư đã có kinh nghiệm riêng, vì thế sư tuyên bố rằng chẳng có gì khó khi diễn tả cái gì người ta đạt được. Ông tăng thì còn trong cơn xúc động mạnh vì ngộ, vì thế ông yêu cầu thầy nói ra giúp ông ta. Sư nói, “Tân la! Tân la!” để mừng ông trên đường trở về nhà. Tôi thâm cảm tình huynh đệ của sư, nhưng phải nói rằng sư đã không diễn đạt điều ông tăng muốn. Sư nên đợi ông tăng vài phút và để cho ông tăng tự nói. Dù vậy, một câu tán thán cũng không phải là lời miêu tả sự đạt ngộ. Như Đại sư Nam Nhạc nói, “Nếu nói một vật tức chẳng trúng.” Ông tăng đã yêu cầu một điều tuyệt đối không thể được.
Genro: Ông tăng phái Hoàng Long đã không hiểu được Vân Cư. Giữa họ có một hòn núi lớn, dù họ là những người đồng thời.
Mở miệng có gì khó;
Tả vật có khó gì.
Tăng từ Tân la đến,
Chẳng phải tăng lang thang,
Chưa về được quê cũ.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét